Siêu mạng 6G – Internet của các giác quan
Siêu mạng 6G đang được cả thế giới mong chờ với tốc độ xử lý nhanh chóng và những tính năng thông minh của nó. 5G còn chưa được phổ biến toàn cầu thì 6G đang được nghiên cứu và thử nghiệm với tốc độ gấp 10 lần mạng 6G.
Nếu 5G đã được coi là một bước đi lớn của nền viễn thông thế giới khi có thể kết nối không dây giữa hàng nghìn thiết bị với nhau. Thì 6G còn khiến con người choáng ngợp hơn với tốc độ truyền nhanh hơn 5G, được kết hợp cả AI, IoT và nhiều công nghệ tiên tiến khác. Siêu mạng 6G hứa hẹn sẽ trở thành Internet của các giác quan.
Siêu mạng 6G là gì?
Mạng 6G là mạng viễn thông ở thế hệ thứ 6, là thế hệ tiếp theo của mạng 5G. Tuy mạng 6G mới chỉ đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển nhưng nhìn vào những thế hệ trước thì chúng ta cũng có thể định hình ra được sự hình thành của siêu mạng 6G.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng và sự đầu tư mạnh mẽ của nhiều quốc gia lớn trên thế giới thì dự báo siêu không lâu nữa con người sẽ được trải nghiệm siêu mạng 6G. Vào năm 2030, có khả năng 6G sẽ bắt đầu được thử nghiệm.
Siêu mạng 6G – Internet của các giác quan
Về tốc độ, mạng 6G được dự đoán sẽ nhanh gấp 10 lần 5G. Nếu như 5G xuất hiện với tốc độ 10 Gbps đã khiến người dùng phải choáng ngợp với tốc độ nhanh của nó thì 6G còn truyền tốc độ nhanh gấp 10 lần con số đó xứng đáng với tên gọi siêu mạng 6G. Bạn có thể tải 6 bộ phim độ phân giải 2K thời lượng 2 giờ đồng hồ chỉ với 1 giây.
Nếu như 5G giúp con người trong việc tiếp cận với AI để tối ưu hóa và xử lý dữ liệu khổng lồ thì 6G hoàn toàn có thể làm được điều đó thậm chí làm tốt hơn. 6G còn có thể kết nối nhanh chóng đến các địa điểm xa xôi, hiểm trở mà mạng thông thường khó có thể kết nối được.
Thay vì những cuộc họp online trên zoom hay meet thì với 6G những cuộc họp online sẽ trở nên sinh động và chân thực hơn với công nghệ VR. Người dùng có thể sẽ sử dụng các thiết bị đeo có cảm biến đặc biệt để có cảm giác thực tế hơn như đang ở trong cùng một phòng với nhau.
Đặc biệt, siêu mạng 6G còn giúp cho công nghệ IoT – Internet kết nối vạn vật được mở rộng và trở nên hiện đại hơn. 6G sẽ giúp IoT kết nối vạn vật nhanh chóng hơn, lưu trữ và xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn. Và cũng vì 6G tiết kiệm năng lượng hơn so với 5G, chúng ta có thể cho các thiết bị IoT có mức năng lượng thấp được sạc qua mạng chẳng hạn.
Siêu mạng 6G sẽ giúp con người trải nghiệm IoT với những cảm nhận chân thực và sinh động hơn từ đó đánh thức mọi giác quan của con người. Lúc này 6G trở thành internet của các giác quan.
Công cuộc phát triển của mạng 6G đang diễn ra sôi động như thế nào?
Với kỷ nguyên của công nghệ và trí tuệ nhân tạo này, công nghệ đang là một trong những lĩnh vực trọng điểm của nhiều quốc gia khi họ đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này. Bởi nó đang trở thành xu hướng trong sự phát triển của thế giới, quốc gia nào đi càng nhanh thì càng chiếm được ưu thế. Vì vậy nên 6G đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các quốc gia lớn trên thế giới.
Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên nghiên cứu mạng 6G trong khi cũng đã đi đầu thế giới trong việc phủ sóng mạng 5G. Quốc gia này đã nghiên cứu 6G từ năm 2018 và dự kiến sẽ ra mắt siêu mạng này vào khoảng năm 2030.
Các nhóm nghiên cứu mạng 6G của Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu và thử nghiệm để đưa ra được những kết quả khả quan nhất. Vào cuối năm 2020, Trung Quốc đã lần đầu tiên phóng vệ tinh thử nghiệm 6G và vệ tinh này đã đi vào quỹ đạo trái đất thành công chính thức đánh dấu sự xuất hiện trên đường đua phát triển siêu mạng 6G.
Tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu của Trung Quốc là Huawei cũng tuyên bố họ đang đầu tư và nghiên cứu mạng 6G để có thể giới thiệu công nghệ này đến công chúng vào năm 2030.
Mỹ
Là quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ và là đối thủ cạnh tranh số 1 với Trung Quốc, Mỹ cũng không chịu nhượng bộ đối thủ trong việc phát triển mạng 6G. Cũng vào năm 2018, Mỹ cũng bắt đầu triển khai tìm hiểu về mạng 6G. Mặc dù vẫn đang chật vật với 6G nhưng Mỹ cũng không ngần ngại đầu tư để chiếm được ưu thế trong cuộc đua phát triển mạng 6G.
Đặc biệt, liên minh nghiên cứu công nghệ không dây tại Bắc Mỹ mang tên Next G được thành lập vào năm 2020 với sự tham gia của các tập đoàn công nghệ và viễn thông như Apple, Google và AT&T.
Mục tiêu chính của nhóm là “nâng cao vị thế dẫn đầu công nghệ di động Bắc Mỹ trong mạng 6G và hơn thế nữa trong thập kỷ tới, đồng thời xây dựng dựa trên sự phát triển lâu dài của 5G”.
Nhật Bản
Không kém cạnh các quốc gia khác, nền kinh tế hàng đầu thế giới Nhật Bản cũng bắt tay nghiên cứu 6G từ năm 2020 với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn như Sony, Intel cũng đang nỗ lực phối hợp cùng nhau để phát triển mạng 6G.
Siêu mạng 6G dự kiến sẽ đem lại những cú bùng nổ trong phát triển công nghệ của thế giới. Siêu mạng này đang nhận được sự quan tâm và đầu tư mạnh mẽ từ chính phủ của nhiều quốc gia hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc đua phát triển mạng 6G sôi động và hấp dẫn. Cùng chúng tôi chờ xem siêu mạng 6G sẽ đem đến những sự mới lạ nào cho toàn cầu.