Cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung: Phần thắng đang thuộc về ai?
Cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung đang ngày càng leo thang với sự nỗ lực phát triển và những động thái “ăn miếng trả miếng” của cả hai bên. Mỹ và Trung Quốc đều đã và đang đầu tư lớn vào công nghệ để dành được lợi thế trong cuộc chiến này. Căng thẳng Mỹ – Trung đã ảnh hưởng đến dòng chảy toàn cầu. Trong cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung thì phần thắng đang thuộc về ai?
Mỹ khởi nguồn cuộc chiến công nghệ bằng những động thái cấm hay hạn chế xuất khẩu của các sản phẩm công nghệ của Trung Quốc. Huawei hay mới đây TikTok là một điển hình. Mỹ lo ngại Trung Quốc đang sử dụng những cách thức không công bằng, bao gồm quyền lực nhà nước và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ để đạt được mục tiêu dẫn đầu toàn cầu về những công nghệ cốt lõi như AI, chip bán dẫn hay 5G.
Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã khiến Mỹ phải lo ngại và ngay lập tức quốc gia này đã có những động thái để kìm hãm sự phát triển này đã gây ra những mâu thuẫn và hình thành nên cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung khắc nghiệt..
Cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung: Số lượng hãng công nghệ giá trị nhất
Nguồn: thanhnien.vn
Nếu so sánh về số lượng những hãng công nghệ có giá trị nhất trên thế giới thì phần thắng đang thuộc về Mỹ. Trong top 10 những hãng công nghệ có giá trị cao nhất thị trường có đến 7 hãng đến từ Mỹ. Điều này không quá bất ngờ vì đây đều là những hãng công nghệ lớn và đã khẳng định được vị thế trên thị trường. Một số cái tên quen thuộc có thể kể đến như: Microsoft, Amazon, Apple, Facebook,…
Tuy chỉ xuất hiện 2 trong 10 hãng công nghệ có giá trị nhất thế giới là Alibaba và Tencent nhưng hiện nay công nghệ Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và hứa hẹn trong tương lai sẽ có thêm những cái tên xuất hiện trong bảng xếp hạng này.
Cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung với công nghệ 5G: Phần thắng đang nghiêng về Trung Quốc
Với sự đầu tư mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc thì quốc gia này đang có những lợi thế trước đối thủ của mình trong cuộc chiến 5G. Mỹ đang thống trị 4G của thế giới, nhưng đến với 5G, Trung Quốc nhận thấy thời cơ của họ đã đến, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ này với những “đột phá” đáng kể. Họ hiểu rằng đây là cơ hội đầu tiên để vượt Mỹ và dẫn đầu thế giới, chi phối nền công nghệ toàn cầu.
Trung Quốc đã vượt Mỹ dẫn đầu thế giới về 5G trên nhiều phương diện, từ quy mô và tốc độ phổ cập cơ sở hạ tầng 5G, thương mại mạng 5G cũng như ứng dụng công nghệ 5G trong sản xuất công nghiệp, phát triển thiết bị 5G, số bằng sáng chế, cả trong nước cũng như trên phạm vi toàn cầu…
Trung Quốc đã bỏ xa Mỹ cả về quy mô, tốc độ phủ sóng 5G. Nước này đạt tỷ lệ trung bình 1.400 người có 1 trạm gốc trong khi đến giữa năm nay, tỷ lệ này của Mỹ mới là 3.300 người có 1 trạm. Tốc độ mạng 5G của Trung Quốc cũng nhanh hơn Mỹ.
Nhưng Mỹ cũng đang nỗ lực để phủ sóng và giành những lợi thế với 5G để có thể đuổi kịp đối thủ của mình.
Cuộc chiến chip bán dẫn: Mỹ đang dẫn trước
Cuộc chiến với những con chip nhỏ bé đang khiến những gã khổng lồ phải điên đảo. Chip bán dẫn là một vật nhỏ bé nhưng lại chứa những năng lượng cho cuộc sống, bộ não cho những thiết bị điện tử hay những tích hợp vào cuộc sống.
Mỹ vốn là quốc gia cung cấp chip bán dẫn lớn nhất thế giới với thị phần xuất khẩu lên đến 50%. Nhận thấy Bắc Kinh có nhiều nhu cầu về mặt hàng này, Mỹ đã quyết định hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc. Động thái này đã thôi thúc sự phát triển trong công nghệ chất bán dẫn của Trung Quốc. Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng Trung Quốc đã có những bước đi đáng kể để đe dọa vị trí của Mỹ.
Ngành công nghiệp chip bán dẫn đang gặp phải những khủng hoảng từ nguồn cung nguyên liệu do cuộc chiến quân sự giữa Nga và Ukraina, những sự biến động của nền kinh tế hay những lệnh trừng phạt của Mỹ lên Trung Quốc đã gây ra những ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của chip bán dẫn.
Trong hoàn cảnh này, nước nào có được ưu thế về những con chip sẽ có được ưu thế to lớn trong nền công nghệ toàn cầu. Vì vậy mà cả Mỹ và Trung Quốc đều đang chạy đua trong phát triển và sản xuất chip bán dẫn. Mỹ vẫn đang băng băng ở vị trí số 1 của mình, mặc dù khó có thể đe dọa được vị trí số 1 này nhưng sự phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp chip bán dẫn của Trung Quốc cũng khiến Mỹ phải lo ngại trong tương lai.
Cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung vẫn đang diễn ra khốc liệt với những lệnh trừng phạt của Mỹ và những động thái đáp trả của Trung Quốc về công nghệ. Những kết quả thắng thua hiện tại chỉ là những kết quả tạm thời và nó hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai với sự nỗ lực của cả 2 quốc gia này và những diễn biến bất ngờ của thế giới. Cùng chúng tôi cập nhật tiếp những diễn biến mới nhất của cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung này.