Lợi ích to lớn và cách nuôi dưỡng Product Mindset hiệu quả
Ở bài viết trước thì Tuấn Anh UET đã chia sẻ cho độc giả biết được Product Mindset là gì? Cũng như là nêu ra được những yếu tố quan trọng của Product Mindset. Bài viết hôm nay thì chúng tôi sẽ chia sẻ đến cho bạn về những lợi ích to lớn mà Product Mindset mang lại và cách chúng ta nuôi dưỡng Product Mindset một cách tốt nhất. Hãy cùng tham khảo ngay qua bài viết dưới đây!
Những lợi ích to lớn của Product Mindset
- Việc chúng ta sử dụng Product Mindset (tư duy sản phẩm) sẽ giúp tạo nên được sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban với công ty, doanh nghiệp và cụ thể là phòng IT.
- Triển khai nét văn hóa trong công việc đó là lấy người sử dụng, khách hàng để làm trọng tâm trong phòng IT.
- Mang lại lợi ích không hề nhỏ cho việc tăng tốc cho ra những tính năng mới, độc đáo.
- Không ngừng phát triển mạnh mẽ và cho ra những giải pháp với tính sáng tạo cao để đổi mới liên tục.
- Cải thiện và mang lại sự hài lòng, sự tương tác đến từ khách hàng và người sử dụng.
- Dễ dàng có thể xử lý được mọi nhu cầu đến từ vị trí đối tác và những bên liên quan trong dự án.
- Giảm được đáng kể chi phí phát sinh trong quá trình phát triển ra những tính năng mới và các quy định, chính sách cũng được tuân thủ một cách dễ dàng hơn.
Cách nuôi dưỡng Product Mindset hiệu quả, tốt nhất
Hiểu được những đối tượng liên quan và nhu cầu của họ là gì (Product Mindset)
Những đối tượng liên quan được kể đến như là: Đối tác, khách hàng, nhà cung cấp hoặc là những phòng ban khác trong doanh nghiệp của bạn.
Đã từng có không ít những nhóm khi làm sản phẩm không nhận biết được rõ ràng, chính xác và chi tiết về những bên liên quan trong dự án của họ. Nếu như bạn là một người có Product Mindset thì bạn cần phải làm ngay bước quan trọng đó chính là kiểm tra, nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng, người dùng và những bên có liên quan trước khi đi đến bước tìm hiểu về nhu cầu của họ là gì? Từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để đáp ứng được những nhu cầu đó.
Phân công nhiệm vụ rõ ràng (Product Mindset)
Mọi thành viên có trong nhóm thì cần được phân công nhiệm vụ một cách phù hợp và rõ ràng.
Lúc này Product Manager sẽ có trách nhiệm đó là sàng lọc ra những nhu cầu của khách hàng là gì? Sau đó cung cấp đến với những thành viên có trong nhóm. Không những thế mà Product Manager còn phải thường xuyên cập nhật với những chiến lược cũng như phân tích, báo cáo về những số liệu liên quan đến kinh doanh của sản phẩm. Mặc dù bất kỳ một vị trí IT nào cũng cần phải tiếp xúc và hiểu được nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên thì Product Manager sẽ đóng vai trò chính để đại diện cho Team Product và bảo vệ những quan điểm của họ.
Có quy trình minh bạch, rõ ràng khi tiếp nhận sản phẩm (Product Mindset)
Bất kỳ một quy trình tiếp nhận nào cũng cần phải minh bạch, rõ ràng. Điều này sẽ giúp cho Product Manager có thể truyền đạt lại cho Team Product một cách chính xác và hành động đúng theo những yêu cầu đó.
Quá trình tiếp nhận phải hoạt động đúng như một đường truyền dữ liệu để có thể xử lý và ưu tiên phản hồi lại cho những bên liên quan. Nếu như thông tin phản hồi không đầy đủ trong suốt quá trình phát triển thì sẽ dẫn đến kết quả bị thiếu sót và mất định hướng khi phát triển sản phẩm.
Có quy trình thu thập phản hồi và chia sẻ tiến độ đến những bên liên quan (Product Mindset)
Việc nuôi dưỡng Product Mindset yêu cầu bên Team Product và những bên liên quan phải thường xuyên liên hệ với nhau. Không chỉ đơn giản chỉ là để thu thập phản hồi của khách hàng mà còn là cả một quá trình trao đổi, chia sẻ liên tục trong suốt quá trình thực hiện dự án để luôn đi đúng hướng với kết quả tốt nhất. Càng nhiều phản hồi thì bạn sẽ càng hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất.
Tránh việc bị sa lầy vào tư duy của dự án
Có một sự khác biệt rất là lớn giữa cách tiếp cận với thất bại của tư duy dự án (Project Mindset) và tư duy sản phẩm (Product Mindset) đó là: Tư duy dự án luôn cố gắng để không phải nhận thất bại, trong khi tư duy sản phẩm thì sẽ nhanh chóng tìm ra những thất bại đẻ có thể tìm ra giải pháp và khắc phục nó và phát triển bản thân.
Tư duy sản phẩm sẽ giúp chúng ta xây dựng nên được những sản phẩm phù hợp cho ngày hôm nay với sự linh hoạt và sáng tạo không ngừng để có thể thích nghi được với mọi nhu cầu luôn đổi mới của khách hàng và những bên liên quan. Hãy luôn phát triển sản phẩm bằng cách hướng đến nhiều chu kỳ liên tiếp và lặp đi lặp lại nhiều lần, hướng đến việc nhận về những phản hồi liên tục. Điều này không chỉ giúp làm tăng nhịp phát triển dự án và tốc độ tổng thể của cả nhóm, mà còn cho phép chúng ta có thể thử nghiệm được dự án ở những giai đoạn đầu sẽ ít tốn kém chi phí hơn so với việc thử nghiệm ở những giai đoạn giữa và cuối của dự án.
Lời kết
Tóm lại với Product Mindset thì dân IT sẽ không bao giờ nói:”đây là cách mà chúng tôi làm việc”. Thay vào đó hãy luôn nhắc nhở những người trong nhóm tập trung vào việc đặt ra những câu hỏi cho dự án, tìm hiểu sâu sắc về những bên liên quan và nhu cầu của họ. Tư duy sản phẩm (Product Mindset) không chỉ phù hợp cho người quản lý sản phẩm hoặc nhóm phát triển sản phẩm mà nó còn phù hợp với mọi người bằng việc giúp thay đổi văn hóa.