Tóm tắt 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo (Phần 1)
  1. Home
  2. Tóm tắt review sách
  3. Tóm tắt 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo (Phần 1)
Admin 2 năm trước

Tóm tắt 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo (Phần 1)

Tuần này mình bắt đầu tham gia dự án “Reading to Learn” để cùng mọi người đọc những cuốn sách hay, cùng nhau chia sẻ và lan tỏa những kiến thức đã thu thập được thông qua đọc sách. Với chủ đề “Leadership” thì qua một hồi search google thì thấy quyển “21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo” khá hay mà quan trọng là sách không quá dày tránh việc quá nản khi đọc.

Mỗi nguyên tắc được MaxWell đề cập tới thể hiện một tính cách đặc thù của một nhà lãnh đạo thực thụ. Tuy nhiên không có một nhà lãnh đạo nào có thể thực hiện hoàn hảo cả 21 nguyên tắc trên, Maxwell khuyên mỗi nhà lãnh đạo nên thực hiện được nhiều hơn một nguyên tắc để có thể vươn tới thành công. Nhà lãnh đạo cần phải tiến hành xây dựng đội ngũ nhân viên của mình một cách có chọn lọc. Dưới đây sẽ là tóm tắt 21 nguyên tắc của nghệ thuật lãnh đạo mà Maxwelll đã đề cập.

Nguyên tắc giới hạn

Hiệu suất làm việc của mỗi con người đều thể hiện khả năng lãnh đạo của cá nhân đó

Maxwell cho rằng tăng cường năng lực lãnh đạo sẽ ngay lập tức tăng cơ hội thành công dù cho mục tiêu cần đạt tới là gì đi chăng nữa. Maxwell tin rằng các tổ chức và doanh nghiệp không thể đạt tới được mục tiêu bản thân mình đề ra bởi lẽ họ đang vướng phải một trở ngại vô hình. Để có những bước tiến hiệu quả, họ cần phải thay đổi phong cách lãnh đạo để mở rộng phạm vi giới hạn của mình và kết quả là sẽ thúc đẩy tiềm năng của toàn bộ tổ chức để đạt được thành công.

DItyPuiu5caWRNe8LMb tYdfa1kxXHR FjZ s44ipkbhqNwvwjuOP5oeoinzgHaGjuaplt

Maxwell đã lấy anh em nhà McDonald’s làm ví dụ điển hình cho nguyên tắc giới hạn của mình. Họ là chủ của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Mặc dù anh em nhà McDonald’s  vẫn có thu nhập ổn định và giữ được tính sáng tạo hiệu quả trong việc chế biến sản phẩm thức ăn nhanh nhưng họ không thực sự quản lý việc nhượng quyền thương mại thương hiệu của họ một cách hiệu quả, phong cách quản lý còn nhiều hạn chế cùng với khả năng lãnh đạo nghèo nàn đã gây ra một bức tường vô hình khiến cho tiềm năng phát triển của họ bị giới hạn.

Trong khi đó Ray Kroc ngược lại đã mang tới luồng gió mới khi mua lại quyền sở hữu McDonald’s. Nhờ kỹ năng lãnh đạo thực sự hiệu quả, ông đã tự nâng cao giới hạn phát triển của McDonald’s và nhờ đó, ông đã khiến cho McDonald’s phát triển với tốc độ chóng mặt, điều mà anh em nhà McDonald’s hoàn toàn bó tay.

Khi áp dụng nguyên tắc giới hạn, Maxwell khuyên các nhà lãnh đạo nên tự vạch ra cho mình những mục tiêu trước mắt, đánh giá khả năng lãnh đạo của bản thân và khảo sát hiệu quả lãnh đạo thông qua phản hồi của nhân viên.

Nguyên tắc ảnh hưởng

Thước đo chính xác nhất của hiệu quả lãnh đạo là mức độ ảnh hưởng.

Những nhà lãnh đạo thường được đánh giá một cách cảm quan trong ngoại hình của họ, khả năng tài chính hay mức độ thành công. Thêm vào đó những nhà quản lý, doanh nhân, những thiên tài hay những nhân vật tiên phong hay bị đánh đồng với khái niệm nhà lãnh đạo bởi những thành tựu cá nhân của họ. Tuy nhiên, trên hết tầm ảnh hưởng là thước đo chính xác nhất cho tiềm năng lãnh đạo của một cá nhân. Mức độ ảnh hưởng ở đây được quyết định bởi tính cách, mối quan hệ, kiến thức, trực giác, kinh nghiệm, thành công trong quá khứ và khả năng của cá nhân đó.

Để áp dụng nguyên tắc ảnh hưởng, những nhà lãnh đạo cần phải khám phá ra những phẩm chất lãnh đạo mà họ cần phải có để tạo niềm tin và sức ảnh hưởng tới mọi đối tượng.  Bởi vậy những nhà quản lý hay danh nhân cũng có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ nếu họ lựa chọn chính xác những nhân tố có thể giúp tạo ảnh hưởng đối với những người xung quanh.

Nguyên tắc tiến trình

Khả năng lãnh đạo cần phải được bồi dưỡng lâu dài chứ không phải chỉ cần ngày một ngày hai.

Maxwell kiên quyết cho rằng những nhà lãnh đạo không phải là những kẻ bẩm sinh đã có tố chất lãnh đạo thay vào đó là một quá trình bền bỉ rèn luyện và quá trình này xuyên suốt con đường phát triển bản thân của mỗi cá nhân và không ngừng được bồi đắp.

Để chứng minh trong nguyên tắc này Maxwell đã đưa ra ví dụ của một nhà đầu tư khôn ngoan khi ông tiến hành xây đắp khoản đầu tư lên tới hàng tỷ đô la với những khoản nhỏ ngày qua ngày. Ông cũng cho thấy cái cách mà cuộc đời của Tổng thống Ru-dơ-ven tuân theo nguyên tắc tiến trình như thế nào khi ông đã không ngừng loại bỏ những khuyết điểm của mình trong suốt khoảng thời gian tại nhiệm để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Để áp dụng quy luật tiến trình, lãnh đạo quản lý cần phải tự xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển bất kể kế hoạch đó được thực hiện như thế nào và đồng thời phác thảo kế hoạch phát triển cho những cá nhân đang chờ đợi sự dẫn dắt. Những nhà lãnh đạo cũng nên bắt đầu kiến thiết văn hóa phát triển trong nội bộ tổ chức của mình.

Nguyên tắc hàng hải

Bất cứ ai cũng có thể cầm lái con tàu thế nhưng sẽ chỉ cần có một nhà lãnh đạo có thể vạch đường chỉ lối.

Nguyên tắc này chủ yếu tập trung vào khả năng hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn của nhà lãnh đạo .

UvqIJ1736VxzFwtzoR7hYh7F10SxBFpMMuTF39UJV7npz ifV7WV7VsDC4BpK3Psjkkq9VpW04zCsHHx3FJZDQLjqG9mP8eDn5o35NOf06pI5wIla9Gv7OeiRldulAW1uIOSx356Amare80I

Maxwell xây dựng nguyên tắc hàng hải về trên câu chuyện truyền kỳ về hai đội thám hiểm nam cực vào năm 1911. Họ nắm trong tay những kế hoạch khác nhau và cả phương hướng tiếp cận mục tiêu khác nhau. Một đội dưới sự dẫn dắt tỉ mỉ của Roald Amundsen đã nhanh chóng cập bến mục tiêu một cách an toàn. Ngược lại, sự thiếu cẩn trọng trong kế hoạch của đội còn lại do Robert Falcon Scott lãnh đạo đã dẫn tới việc họ không chỉ đến Nam Cực trễ một tháng so với đội còn lại mà đáng buồn thay tất cả những người trong đoàn đều thiệt mạng.

Maxwell sử dụng ví dụ này cho thấy tầm quan trọng của kỹ thuật hàng hải – thứ mà đối với một nhà lãnh đạo là tầm nhìn, họ cần phải có tầm nhìn đủ lớn để hình dung những thứ có thể diễn ra trong suốt hành trình dài đó. Họ có thể sử dụng những kinh nghiệm quá khứ, đánh giá một cách chính xác những nhân tố, điều kiện ngoại cảnh và kiểm tra mọi sự phán đoán của mình một cách kỹ lưỡng.

Để nâng cao kỹ năng này, độc giả phải không ngừng phân tích những kinh nghiệm tích cực cũng như tiêu cực của bản thân và tìm cách học hỏi từ chúng. Các độc giả cũng nên chuẩn bị một cách kỹ càng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định gì và tự xác định xem những kết luận mình đưa ra đang dựa dẫm vào niềm tin hay thực tế . Maxwell cho rằng sự cân bằng giữa niềm tin và thực tế là điều các nhà lãnh đạo cần có để giữ được sự tỉnh táo và cả độ tinh tế của bản thân.

Bí quyết của nguyên tắc hàng hải chính là sự chuẩn bị kỹ lưỡng, khi có được sự chuẩn bị cần có bạn sẽ có khả năng truyền đạt niềm tin và sự chắc chắn tới tất cả những người đồng hành.

Nguyên tắc gia tăng giá trị

Sự quan tâm của nhà lãnh đạo đối với những nhân viên của họ có thể tạo ra giá trị gia tăng cho hiệu suất làm việc nói chung.

Maxwell cho rằng những nhà lãnh đạo nên tìm cách tìm hiểu và cảm thông với những giá trị mà những thành viên, những đồng nghiệp hay nhân viên của họ dành mối quan tâm. Học cách lắng nghe và để ý tới những giá trị cốt lõi của đối tượng mục tiêu giúp cho những nhà lãnh đạo tìm ra phương hướng để dẫn dắt cấp dưới của mình một cách hiệu quả .

Để thực hiện nguyên tắc này, Maxwell cho rằng mỗi nhà lãnh đạo cần phải phát triển thái độ đầy tớ một cách tinh tế. Ví dụ như cố gắng đem đến những niềm vui nho nhỏ cho người khác một cách vô điều kiện hay dành thời gian để tìm hiểu giá trị mà những nhân viên của họ thực sự trân trọng.

Nguyên tắc nền tảng

Niềm tin là nền tảng của phương hướng lãnh đạo.

Đối với một nhà lãnh đạo, việc có được niềm tin của mọi người là vô cùng quan trọng và nó cần được bồi đắp bởi một nhân cách tốt. Để minh họa khái niệm mỗi nhân cách tốt Maxwell đã sử dụng chính câu chuyện của bản thân. Từ khi ông còn là một mục sư tại nhà thờ, ông cho rằng nhân cách được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: sự thống nhất, tiềm năng và sự kính trọng. Những người thể hiện ba điều này đến với người đồng hành của mình sẽ chứng minh được nhân cách của mình và nhờ đó xứng đáng được tin tưởng. 

Maxwell cũng cho thấy cái giá phải trả cho sự mất lòng tin thông qua câu chuyện của Robert McNamara – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời tổng thống Kennedy trong suốt cuộc chiến tranh tại Việt Nam. McNamara đã đánh mất niềm tin của cả Quốc gia bởi những tuyên bố khoa trương và thiếu cẩn trọng về cuộc chiến tranh. Những nhà lãnh đạo có thể phát triển tính cách và sự đáng tin cậy thôngg qua những phản hồi của cấp dưới để không ngừng phát huy những kỹ năng cần thiết như: tính toàn vẹn, xác thực hay kỷ luật và đồng thời có những sự điều chỉnh kịp thời khi có những dấu hiệu rạn nứt lòng tin.

Những nguyên tắc lãnh đạo là bất biến thế nhưng cách thức áp dụng chúng cần có sự linh hoạt với từng cá nhân, lãnh đạo và trong từng tình huống đặc thù .Đó là lý do vì sao chúng ta không ngừng học hỏi. Thiếu đi trực giác và sự linh hoạt cần có, những nhà lãnh đạo sẽ trở nên mù quáng và đó là một thảm họa đối với một nhà lãnh đạo.

Nguyên tắc tôn trọng

Con người có xu hướng đi theo sự dẫn dắt của những người thực sự giỏi hơn họ. 

Để minh chứng cho nguyên tắc này, Maxwell đem tới câu chuyện của Harriet Tubman – vốn dĩ là một nô lệ, người đã lãnh đạo giai cấp nô lệ thoát khỏi tình trạng bị áp bức trong suốt 10 năm. Danh tiếng và sự ảnh hưởng của Tubman đã khiến cả thế giới phải tôn trọng mà đã làm được điều mà chưa một người Mỹ nào làm được trước đây, trong khi nếu nhìn bà sẽ chẳng ai nghĩ rằng bà là một nhà lãnh đạo vĩ đại.

Bà là một người Mỹ gốc Phi – một người hoàn toàn không được học hành thế nhưng những người tin tưởng vào sự lãnh đạo của bà họ tin tưởng vào sức mạnh lý trí và sự khôn ngoan của bà có thể đưa họ ra khỏi bóng tối. Maxwell đã cho thấy việc mọi người sẵn sàng đi theo những con người mà họ kính trọng là một lẽ tự nhiên và những nhà lãnh đạo thực thụ là những người thu hút những người khác bằng tố chất lãnh đạo tự nhiên của bản thân mình.

Họ cũng là những người luôn thể hiện sự kính trọng động viên trung thành và đem lại giá trị cho người khác. Để đánh giá độ hiệu quả của kỹ năng lãnh đạo, Maxwell khuyên độc giả nên tập trung chú ý tới những người đi theo sau những nhà lãnh đạo. Bởi lẽ nó thể hiện một cách chi tiết sức mạnh dẫn dắt của họ.

Nguyên tắc trực giác

Các nhà lãnh đạo đánh giá mọi thứ dựa trên khuynh hướng lãnh đạo.

Các nhà lãnh đạo đánh giá mọi thứ dựa trên khuynh hướng lãnh đạo vì thế nguyên tắc này cho rằng mọi nhà lãnh đạo nhìn sự vật hiện tượng dưới lăng kính của một nhà lãnh đạo bất kể điều gì trong bất cứ hoàn cảnh nào một nhà lãnh đạo cũng cần phải tiếp cận nó thông qua tầm nhìn đặc biệt của nhà lãnh đạo.

Maxwell mô tả cách để xây dựng tầm nhìn phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đọc những gì đang diễn ra. Những nhà lãnh đạo có đôi mắt tinh tường có thể đọc được ngay bản chất của vấn đề. Họ có thể nhận ra vấn đề của bản thân mình, của những nhân viên mình, những tình huống hàng ngày, những mối quan hệ, xu hướng, số liệu hay bất cứ nguồn tài nguyên tồn tại nào. 

Để có thể làm sắc bén đôi mắt lãnh đạo của mình, Maxwell cho rằng cần phải tập trung phát triển trực giác của cá nhân hãy trở thành những nhà quan sát tài tình và những kẻ độc vị tài ba.

Nguyên tắc hấp dẫn

Con người bạn thể hiện trong tính cách những con người mà bạn dẫn dắt.

Maxwell cho rằng những nhóm làm việc dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo sẽ thể hiện toàn bộ phẩm chất của anh ta bất kể đó là sự thể hiện tính thế hệ, thái độ, hoàn cảnh hay giá trị. Đôi khi điều này cũng khiến cho các nhóm thể hiện chính điểm yếu của nhà lãnh đạo tạo ra lỗ hổng kỹ năng hay khiếm khuyết năng lực. Bởi thế Maxwell khuyến khích những nhà lãnh đạo cẩn trọng với điều này và cố gắng xây dựng những nhóm làm việc có thể bổ sung cho khiếm khuyết của nhau.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này nó load gợi ý độc giả hãy tự viết ra những phẩm chất cần có và tự đánh giá nhân tố nào đang bị khiếm khuyết nhờ đó bạn có thể xây dựng những nhóm làm việc hiệu quả và toàn diện.

Nguyên tắc kết nối

Những nhà lãnh đạo thực thụ sẽ chạm tới trái tim người khác trước khi họ tìm kiếm sự phục tùng.

Những nhà lãnh đạo thực thụ sẽ chạm tới trái tim người khác trước khi họ tìm kiếm sự phục tùng. Điều này có nghĩa tầng trái tim của những nhà lãnh đạo thậm chí còn quan trọng hơn cả trí tuệ của họ. Maxwell không ngừng nhấn mạnh rằng sẽ không ai quan tâm tới trí tuệ của những nhà lãnh đạo trước khi họ biết rằng lãnh đạo của họ thực sự quan tâm tới họ. Đây thực chất là nguyên tắc vô cùng cơ bản của sự kết nối.

Để dẫn dắt người khác, một nhà lãnh đạo cần phải kết nối được với những nhân viên của mình một cách chân thành nhất. Maxwell đã trích dẫn bài học của Đại tướng Norman Schwarzkopf Jr. trong cuộc chiến tranh vùng vịnh và đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc kết nối với mọi người. Ví dụ như khi số lượng nhân viên quá lớn, trong những buổi học hay những buổi tập huấn, nhà lãnh đạo cần phải tạo cảm giác rằng họ đang có buổi trao đổi cá nhân với từng đối tượng trong khán phòng.

Ông cũng đề cập tới khái niệm đi thật chậm giữa đám đông với ý nghĩa khuyến khích các nhà lãnh đạo sử dụng thời gian để gặp gỡ mọi người trực tiếp với các thành viên của mình. Thêm vào đó, ông cũng cho rằng việc tự phát triển bản thân rèn luyện kỹ năng làm việc và kết nối với mọi người trong những buổi học và nâng cao kỹ năng giao tiếp đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. 

61 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar