Mơ mộng Metaverse khiến Mark Zuckerberg phải trả giá
Mơ mộng Metaverse đã khiến Mark Zuckerberg phải trả giá. Metaverse ra đời với tham vọng tạo ra một vũ trụ ảo – nơi mọi người có thể trò chuyện và giao tiếp với nhau một cách trực quan và sinh động nhất và tạo cảm giác gần gũi như đời thực. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ Tik Tok đến từ Trung Quốc đã khiến cho Mark Zuckerberg bắt buộc phải tìm một hướng đi mới cho doanh nghiệp của mình. Song song với đó là sự nổi lên như vũ bão của AI đã khiến cho mơ mộng Metaverse của Mark Zuckerberg phải trả một cái giá đắt.
Lý tưởng hóa với mơ mộng Metaverse hão huyền
Gánh trên vai trách nhiệm mang lại 1 tỷ người tham gia cho Mark Zuckerberg dường như là quá nặng nề so với Metaverse. Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ những nền tảng khác, CEO Meta khiến cả thế giới bất ngờ với kỳ vọng vào thế hệ tương lai mới của internet với vũ trụ ảo.
Zuckerberg dự đoán mỗi người tham gia Metaverse có thể chi hàng trăm USD để mua hàng hóa và nội dung kỹ thuật số, cũng như những thứ khác nhau để thể hiện bản thân trong không gian ảo. Nhà sáng lập này cho rằng con người sẽ cần các tiện ích để có thể hoạt động hiệu quả hơn trong thực tế ảo.
Tỷ phú này hy vọng những trải nghiệm trong metaverse có thể thúc đẩy cảm giác ở bên nhau, ngay cả khi người dùng ở hai đầu đất nước. Người dùng có thể giao tiếp bằng mắt, một điều trước đó vốn không được đảm bảo trong các cuộc gọi điện video. Anh cũng mơ mộng Metaverse sẽ đem lại cảm giác chân thực cho người dùng, sao cho thân thiện với đời thực nhất.
Khi mới trình làng, Mark giới thiệu một tương lai nơi người dùng có thể tương tác liền mạch trong thế giới ảo, “giao tiếp bằng mắt” và “cảm thấy như đang ở ngay trong phòng cùng nhau” với Metaverse.
Mơ mộng Metaverse đã khiến cho Mark phải trả một cái giá đắt
Không đạt được những mơ mộng Metaverse đã khiến cho CEO Meta phải đối mặt với viễn cảnh doanh thu thua lỗ, không thu hút được các nhà đầu tư. Bước sang năm 2022, mơ mộng Metaverse dường như đã dừng lại… Với mơ mộng mang đến một “bom tấn” khuấy đảo nền công nghệ thế giới thì giờ đây nó đã trở thành “bom xịt” với những bước đi sai lầm của lãnh đạo cùng với một cái nhìn thất vọng của giới truyền thông cũng như những người yêu công nghệ.
Những sự cường điệu của Mark Zuckerberg khi công bố Metaverse dường như đã tan biến. Vài nghìn người truy cập một ngày vẫn là một con số ảm đạm, thấp hơn nhiều so với hàng trăm nghìn người chơi trong các trò chơi trực tuyến lớn. Phải nói đây là một con số cực kỳ khiêm tốn so với vị thế mà Meta đang có được – một sự thất bại lớn của công ty mẹ của Facebook.
Meta đã đốt hàng tỷ USD vào vũ trụ ảo Horizon Worlds nhưng cũng chỉ thu hút chưa đến 200.000 người dùng. Nhân viên Meta cũng thờ ơ với Metaverse của công ty vì nhận thấy đó là một thế giới tẻ nhạt, nhiều lỗi, thiếu ổn định.
Các ông lớn công nghệ tham gia vào Metaverse cũng đã dần rút lui với tình hình “thảm bại” của vũ trụ ảo này. Đầu năm 2023, Microsoft chính thức đóng cửa nền tảng không gian làm việc ảo AltSpaceVR, sa thải 100 nhân sự thuộc nhóm phát triển metaverse công nghiệp và thực hiện một loạt đợt cắt giảm với mảng sản xuất kính thực tế hỗn hợp Hololens. Đến tháng 3, Disney tuyên bố đóng cửa mảng metaverse. Walmart cũng theo chân khi chấm dứt các dự án metaverse trên nền tảng Roblox.
CEO Meta Mark Zuckerberg tuyên bố không từ bỏ metaverse, ngay cả khi bộ phận quản lý các dự án thực tế ảo và thực tế tăng cường của công ty lỗ 4 tỷ USD trong quý I/2023.
Điều gì đã khiến mơ mộng Metaverse “màu hồng” chuyển sang “màu đen”
Lý do đầu tiên phải kể đến đó là sự cường điệu hóa của Mark Zuckerberg dành cho vũ trụ song song với thực tế. CEO này đã vẽ ra một viễn cảnh toàn màu hồng về đường đi cho vũ trụ này. Song, thực tế thì lại khó đạt được bởi sự nổi lên như vũ bão của AI đã thu hút cái nhìn của toàn cầu, mọi người đều dồn trọng tâm vào AI và ca ngợi sự thông minh của nó với một số công nghệ mới nổi như ChatGPT, IoT hay Blockchain.
Những chi phí về mặt thiết bị để có thể trải nghiệm được vũ trụ ảo của Meta cũng trở thành một thách thức trong việc tiếp cận đến người dùng. Để trải nghiệm vũ trụ ảo, người dùng cần kính thông minh cồng kềnh và đắt đỏ. Ví dụ, nếu muốn gia nhập nền tảng Horizon Worlds, họ phải mua kính Oculus giá hàng trăm USD. Không phải ai cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để trải nghiệm một thứ công nghệ ảo mới trong khi họ còn chưa chắc chắn về độ hiệu quả mà nó mang lại. Điều này thực sự đã khiến cho mơ mộng Metaverse của Mark gặp khó.
Mơ mộng về Metaverse với hàng tỷ người tham gia và tạo ra một thế giới song song với thế giới thực dường như là một cú đánh cược mạo hiểm của Mark Zuckerberg. Tuy gặp phải sự nổi lên nhanh chóng của AI cùng với những chi phí mà người tiêu dùng phải mua thiết bị công nghệ phục vụ cho trải nghiệm, thì công ty này vẫn đang đặt niềm tin vào vũ trụ ảo có thể đưa công ty này lên một tầm cao mới. Cùng chờ xem liệu có những thay đổi nào của Mark để biến mơ mộng Metaverse thành hiện thực.
Đọc thêm: