Khởi nguồn của cuộc chiến chip bán dẫn từ đâu
Khởi nguồn của cuộc chiến chip bán dẫn từ đâu là câu hỏi của rất nhiều tín đồ yêu công nghệ. Chỉ một con chip nhỏ bé cũng khiến cả thế giới phải chú ý đến nó và dành cho nó một cái nhìn đặc biệt. Trên thực tế đây là một vật “nhỏ nhưng có võ” như được gắn trong các thiết bị điện tử và hoạt động như một bộ não để xử lý thông tin và dữ liệu cho các thiết bị này.
Cuộc chiến chip bán dẫn đang trở nên sôi động hơn với sự góp mặt của nhiều gã khổng lồ về chip và sự tham gia của nhiều quốc gia khác. Vậy khởi nguồn của cuộc chiến chip bán dẫn bắt đầu từ đâu? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời.
Chip bán dẫn là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Chất bán dẫn hay còn gọi đơn giản là chip là vật liệu có tính dẫn điện nằm giữa tính dẫn điện và tính cách điện. Chất bán dẫn xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Bạn có thể nhìn thấy những con chip ở trong các thiết bị điện tử, xe cộ, máy bay, thẻ ngân hàng hay chắc hẳn bạn cũng biết đến căn cước công dân gắn chip.
Dù nhỏ bé những những con chip có khả năng chứa đựng một hệ thống thông tin và dữ liệu khổng lồ. Không dừng lại ở đó, nó còn có thể xử lý những dữ liệu đó. Bởi vậy, chip bán dẫn được coi là bộ não của các thiết bị điện tử. Dường như nếu không có chip thì các thiết bị này khó có thể hoạt động một cách trơn tru được.
Chip còn được ví như “nhu yếu phẩm thiết yếu” của ngành điện tử nói riêng và tất cả các ngành nói chung. Thiết bị này làm cơ sở cho một loạt những công nghệ tiên tiến như mạng không dây, trí tuệ nhân tạo hay các công nghệ hiện đại sau này. Chính vì sự quan trọng của nó mà cuộc chiến chip bán dẫn toàn cầu đang nóng lên từng ngày. Vậy khởi nguồn của cuộc chiến chip bán dẫn từ đâu?
Khởi nguồn của cuộc chiến chip bán dẫn
Đại dịch Covid 19 chính là một khởi nguồn của cuộc chiến chip bán dẫn
Đại dịch Covid đã gây cản trở đến những hoạt động thương mại toàn cầu, sản xuất đình trệ dẫn đến khan hiếm hàng hóa. Trong đại dịch, tình hình thị trường chất bán dẫn cũng có những bấp bênh khi nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu.
Các nhà máy phải đóng cửa liên tục trong một thời gian dài sẽ không tạo ra được sản phẩm khiến thị trường chip bán dẫn thiếu hụt nghiêm trọng. Đặc biệt trong tình hình nhu cầu về các thiết bị điện tử thông minh, hiện đại ngày càng gia tăng thì nhu cầu chất bán dẫn cũng lên đến đỉnh điểm.
Trên đà phục hồi của nền kinh tế, thị trường chip bán dẫn cũng đang có những dấu hiệu khởi sắc tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của con người. Một “nhu yếu phẩm thiết yếu” nhưng lại đang thiếu hụt đã thúc đẩy những nhà sản xuất chip cố gắng tận dụng cơ hội này. Và Covid 19 chính là một trong những lý do khởi nguồn của cuộc chiến chip bán dẫn toàn cầu.
Chiến tranh Nga – Ukraine
Chiến tranh Nga – Ukraine không chỉ khiến thị trường dầu mỏ thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng mà còn khiến cuộc chiến chất bán dẫn nóng hơn. Hai nguyên liệu chính để hình thành nên những con chip là Neon và Palladium. Và phần lớn nguồn cung cấp hai nguyên liệu này lại đến từ Nga và Ukraine. Trong khi chiến tranh của hai quốc gia chưa chấm dứt nên nguồn cung hai nguyên vật liệu này cũng bị ảnh hưởng. Từ đó sản xuất chip cũng gặp khó khăn do không đủ nguyên liệu đầu vào.
Các nhà phân tích nhận định, nếu chiến tranh Nga – Ukraine vẫn tiếp tục thì nó có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu và dẫn đến sự gián đoạn nhiều ngành khác. Chính sự đứt gãy trong nguyên liệu đầu vào này đã khiến nguồn cung chip bán dẫn càng khan hiếm và khởi nguồn cho cuộc chiến chip bán dẫn.
Cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung
Căng thẳng công nghệ Mỹ – Trung ngày càng leo thang. Cuộc chiến chip bán dẫn cũng góp mặt trong cuộc chiến công nghệ này.
Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất chất bán dẫn
Thị phần chất bán dẫn của Mỹ trong năm 2020 là hơn 200 tỷ USD. Tận dụng được thị phần lớn mà không quốc gia nào có được này Mỹ đã tích cực xuất khẩu chất bán dẫn ra toàn cầu. Con chip xuất khẩu của Mỹ chiếm đến 50% thị trường.
Tuy nhiên đại dịch Covid 19 và chiến sư Nga – Ukraine cũng đã khiến dòng xuất khẩu chip của nước này gặp khó. Mỹ đang chạy đua với thời gian và các đối thủ khác để có thể bảo vệ được ngôi vị số 1 thế giới về chất bán dẫn của mình.
Không chịu khoanh tay đứng nhìn trước sự nổi lên của các đối thủ, chính phủ Mỹ đã chi hơn 54 tỷ USD vào các hoạt động nghiên cứu và xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn.
Trung Quốc là một quốc gia mới nổi nhưng cũng là một đối thủ đáng gờm
Nhận thấy được sự tiềm năng to lớn, Trung Quốc đã tập trung đầu tư và mở rộng ngành công nghiệp chất bán dẫn của mình từ năm 2015. Sự đầu tư nghiêm túc và mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc đã giúp Trung Quốc từ một kẻ vô danh trở thành một đối thủ đáng gờm của các gã khổng lồ chip khác như Hàn Quốc hay đặc biệt là Mỹ.
Theo Hiệp hội công chất bán dẫn Trung Quốc sẽ đe dọa các đối thủ khác bằng 24% thị phần chất bán dẫn vào năm 2030.
Cả hai ông lớn Mỹ và Trung Quốc đều đang đầu tư để chạy đua trong cuộc chiến này. Trung Quốc đang cố gắng đuổi kịp Mỹ và Mỹ thì đang cố gắng để lớn mạnh hơn và bỏ xa Trung Quốc. Sự chạy đua của hai kỳ phùng địch thủ này có thể nói là nguyên nhân lớn nhất khởi nguồn của cuộc chiến chip bán dẫn.
Khởi nguồn của cuộc chiến chip bán dẫn toàn cầu có thể đến từ đại dịch Covid 19, căng thẳng giữa Nga – Ukraine và cuộc chiến công nghệ căng thẳng không nhượng bộ Mỹ – Trung. Cuộc chiến này không chỉ có sự góp mặt của Mỹ, Trung Quốc mà còn rất nhiều quốc gia và tổ chức cũng đang tham gia cuộc đua này. Hãy cùng chúng tôi cập nhật những thông tin về cuộc chiến này ở các bài viết tiếp theo.