Thời kỳ hoàng kim của Intel nay còn đâu?
  1. Home
  2. Xu hướng công nghệ
  3. Thời kỳ hoàng kim của Intel nay còn đâu?
Admin 2 năm trước

Thời kỳ hoàng kim của Intel nay còn đâu?

Thời kỳ hoàng kim của Intel đang dần đi đến hồi kết bởi những quyết định sai lầm đã khiến ông vua ngành chip phải trả giá đắt. Từng được coi là người dẫn dắt sự phát triển của ngành chip bán dẫn toàn cầu, một tên tuổi Intel sừng sỏ phải khiến các đối thủ cạnh tranh khác phải e dè. Intel của hiện tại đang có những bước đi sai lầm. Cả doanh nghiệp này và chính phủ Mỹ đang nỗ lực và cố gắng để khôi phục lại thời kỳ hoàng kim của Intel.

Intel là một công ty công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất chip vi xử lý. Được thành lập vào năm 1968, Intel đã trở thành một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Intel là một tên tuổi lớn, đã đóng góp không nhỏ vào dòng chảy phát triển chip bán dẫn của thế giới. 

Công ty này đã cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm với những con chip bán dẫn tiên tiến và nổi tiếng như Core i3/i5/i7/i9 và những dòng chip Xeon dành cho máy chủ và trung tâm dữ liệu. Nhưng những năm gần đây, Intel đang chững là lý do khiến cho thời kỳ hoàng kim của Intel dần biến mất. Là do phát triển mạnh mẽ của những đối thủ khác hay do chính những thay đổi sai lầm đã khiến thời kỳ hoàng kim của Intel dần đi đến hồi kết?

Thời kỳ hoàng kim của Intel với danh xưng “Ông vua ngành chip”

thoi ky hoang kim cua Intel

Intel đã từng khiến cả thế giới phải bất ngờ khi lần đầu tiên xuất hiện với con chip 4004 vào năm 1971. Con chip này mở ra một kỷ nguyên mới của máy tính cá nhân và trở thành tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp chất bán dẫn lúc bấy giờ. 

Năm 1993, Intel lại một lần nữa khiến cả thế giới phải bất ngờ với bộ xử lý máy tính pentium đầu tiên. Từ đó, mỗi năm Intel đều cho ra mắt những dòng sản phẩm mới như một truyền thống của doanh nghiệp này.  Công nghệ di động Intel Centrino là một bước đi mạnh mẽ của Intel đánh dấu tên tuổi của mình trong ngành công nghiệp khắc nghiệt khi mang mạng không dây đến với công chúng.

Intel đã thể hiện khả năng đổi mới và đột phá bằng việc giới thiệu các công nghệ tiên tiến và sản phẩm mới. Ví dụ, vi xử lý Intel Core i7 đã đem lại sự tiến bộ lớn về hiệu năng và hiệu suất so với các phiên bản trước đó. Intel cũng đã phát triển các dòng chip dựa trên trí tuệ nhân tạo và công nghệ nanomet, giúp tăng cường khả năng xử lý và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường công nghệ.

Những thay đổi sai lầm đã khiến Intel “tụt hậu”

Intel “già nua” khó có thể chuyển mình nhanh để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng

Hầu hết những rắc rối của Intel đều đến từ việc “ông già” này chưa kịp thích nghi với sự thay đổi hiện đại từng ngày của nền công nghệ thế giới trong khi các đối thủ khác đã nắm bắt rất nhanh cơ hội này để vượt mặt Intel và bỏ xa “ông già” này. 

Trong quá khứ, thế mạnh của Intel là đảm nhiệm được tất cả các khâu từ thiết kế vi mạch cho đến tự sản xuất bằng nhà máy của riêng mình. Nhưng giờ đây, các công ty chip thành công chỉ chuyên biệt về 1 thứ, hoặc thiết kế, hoặc sản xuất. Và Intel cũng không kịp điều chỉnh để làm tốt việc sản xuất những con chip do bên khác thiết kế.

Intel đã gặp khó khăn trong việc chuyển đổi từ kiến trúc chip dựa trên công nghệ nanomet sang các kiến trúc mới hơn như 10nm và 7nm. Việc chuyển đổi này đã gặp nhiều trở ngại kỹ thuật và gây ra sự trì trệ trong việc cung cấp các sản phẩm mới và cạnh tranh trên thị trường. Đây được coi là sự chậm trễ nghiêm trọng của ông lớn Intel trong khi việc tối ưu hóa cấu trúc chip đang trở thành một xu hướng tất yếu của ngành công nghệ chip bán dẫn.

Các đối thủ cạnh tranh đã tận dụng “sức trẻ” để bỏ lại “ông già Intel

thoi ky hoang kim cua Intel 1

Qualcomm và ADM từng chỉ được coi là những đối thủ tí hon của Intel nhưng giờ đây Intel đang phải chạy theo hai đối thủ này để khôi phục chính tên tuổi mà mình đã từng gây dựng nên. 

Mối quan hệ này đã bị đảo lộn vào năm 2020 khi  Intel xác nhận rằng quy trình sản xuất 7 nanomet của họ sẽ bị trì hoãn thêm 6 tháng nữa. Trong khi AMD đã tung ra bộ vi xử lý 7 nm của riêng mình vào thời điểm đó, với sự trợ giúp của nhà máy sản xuất chip bên thứ ba là TSMC. Thông báo đó đã khiến cổ phiếu của AMD bùng cháy vào cuối tháng 7 trong khi cổ phiếu của Intel giảm mạnh.

Sinh sau đẻ muộn hơn Intel nhưng Qualcomm đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đối thủ đáng gờm của Intel. Tận dụng sự chậm chạp của Intel, Qualcomm nhanh chóng phát triển công nghệ mạng di động tiên tiến. Họ đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển chuẩn kết nối di động như 3G, 4G LTE và hiện đang tiên phong trong việc phát triển chuẩn 5G. Công nghệ modem di động của Qualcomm cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao, độ trễ thấp và khả năng kết nối tin cậy, giúp thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ di động và Internet of Things (IoT).

Nỗ lực để khôi phục thời kỳ hoàng kim của Intel

thoi ky hoang kim cua Intel no luc 1

Mặc dù được sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ nhưng quá trình hồi phục của Intel khá gập gềnh. Mỹ đang trong cuộc chiến công nghệ khốc liệt với Trung Quốc nên họ rất cần sự lớn mạnh của Intel nhưng ông lớn này lại đang chìm trong khủng hoảng. 

Để xây dựng lại tên tuổi này, Intel đã đầu tư mạnh tay, hãng  dự định mở 2 siêu nhà máy ở Phoenix, 2 cái nữa ở Ohio và một nhà máy trị giá 17 tỷ Euro tại Đức. Đây cũng là dự án đầu tư nhà máy chip lớn nhất của Đức kể từ sau Thế chiến II. Thậm chí chính phủ Đức còn đề nghị Intel mở rộng quy mô kế hoạch tại đây để đổi lại những ưu đãi thêm nữa.

Tuy nhiên những gì mà Intel chuẩn bị phải đối mặt trong tương lai dự đoán sẽ còn khốc liệt hơn với những sự thay đổi và biến chuyển nhanh chóng của nền công nghệ toàn cầu. Intel cần linh hoạt hơn có những phương án kịp thời để ứng phó với sự biến đổi này.

Thời kỳ hoàng kim của Intel đang dần kết thúc bởi chính sự lạc hậu, già nua và khó thay đổi của Intel. Lý do cũng đến từ sự phát triển và nắm bắt thời cơ quá nhanh chóng của các đối thủ cạnh tranh của Intel. Vì vậy, Intel đang cố gắng hết mình để giành lại vị thế trong ngành chip bán dẫn thế giới. Dự đoán quá trình đó sẽ có nhiều khó khăn nhưng với những gì mà Intel đã làm được thì họ không dễ dàng bỏ cuộc như vậy. Trong tương lai Intel sẽ phát triển như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở những bài viết tiếp theo.

Đọc thêm: Khởi nguồn của cuộc chiến chip bán dẫn từ đâu

 

2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar